Header Ads


Bắc Kinh Và Tin Đồn Cơn Đại Phát Dịch Số 2 Tại Trung Quốc

Đại diện WHO cho biết, các ca nhiễm mới gia tăng không nhất thiết phải là làn sóng dịch thứ 2. Gọi như vậy là không thực sự chính xác.

Hiện tại, ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới dần gỡ bỏ hạn chế, tái lập "điều bình thường mới". Các bãi biển mở lại, công ty tiếp tục hoạt động, nền kinh tế tái vận hành. Và cùng với đó, họ phải chứng kiến những ca nhiễm mới bỗng dưng bùng nổ.

Tại Mỹ, khoảng 21 tiểu bang đã có ca nhiễm mới, trong đó ít nhất 9 bang ghi nhận số người nhập viện gia tăng trong tuần qua. Trung Quốc - nơi khởi phát dịch bệnh và cũng nằm trong số các quốc gia sớm kiểm soát được dịch, nay chứng kiến các ổ dịch mới xuất hiện ở những thành phố đang kích thích du lịch.
\
Bắc Kinh - Trung Quốc đang phải đối phó với các ổ dịch mới, xuất phát trong một khu chợ tươi sống

Xem thêm:
Na Tra 2020 bị chê vì yêu Tiểu Long Nữ 
Vì sao nhiều người hận Châu Tinh Trì nhưng vẫn nể vua hài Hong Kong? 

Hiện tượng các ca nhiễm mới gia tăng khiến nhiều người lo ngại về một làn sóng dịch bệnh thứ 2 đang xảy ra. Tuy nhiên theo Mike Ryan - giám đốc điều hành chương trình Y tế khẩn cấp của WHO, gọi đây là "làn sóng dịch thứ 2" thì không chính xác lắm.

"Trước hết, thế giới lúc này hầu như vẫn đang trong đợt sóng đầu tiên của dịch bệnh," - ông Ryan nhận định trong cuộc họp báo hôm 13/6. Hơn nữa dù nhiều quốc gia đã vượt qua đỉnh dịch của làn sóng đầu tiên, điều này không có nghĩa các ca nhiễm mới xuất hiện là "làn sóng thứ 2" - ít nhất là không giống như cách mà khoa học định nghĩa nó.

"Dịch bệnh phải đến mức thấp, duy trì ở mức thấp, rồi lại trồi lên vào thời điểm cuối năm - đó mới là làn sóng thứ 2," - Ryan cho biết.

Theo Ryan, sự gia tăng các ca nhiễm mới thực chất liên quan đến việc các quốc gia tái mở cửa, nới lỏng hạn chế xã hội, khiến mọi người quên đi rằng cần phải tiếp tục thi hành giãn cách.

"Cũng không có gì ngạc nhiên nếu các quốc gia gỡ phong tỏa phải chứng kiến các ổ dịch mới xuất hiện. Nhưng đó không phải là làn sóng dịch thứ 2."

Việc tái mở cửa đã góp phần tạo ra những ổ dịch mới

Tiếp tục phong tỏa chưa chắc đã hiệu quả
Ryan không cho rằng việc tiếp tục phong tỏa là phương án khả thi đối với các ổ dịch mới, dù chính phủ Trung Quốc đã làm điều đó với một số khu vực, trong khi thống đốc bang New York Andrew Cuomo cũng nhận định thành phố New York có thể rơi vào tình cảnh như vậy.

Thay vào đó, có thể áp dụng các biện pháp quy mô nhỏ hơn để kiểm soát dịch, cho đến khi một loại vaccine an toàn, hiệu quả được phát triển và phân phối cho thế giới. Theo đại diện của WHO, các nước có thể lần vết một cách chính xác các ca nhiễm mới, kiểm soát tốt từng khu vực. Nhưng để làm vậy, họ cần có nguồn dữ liệu đủ tốt.

"Nếu không có dữ liệu đủ tốt, việc kiểm soát dịch là bất khả thi," - ông cho biết.

Hokkaido - Nhật Bản đang phải đối phó với làn sóng dịch thứ 2

Một yếu tố quan trọng khác để kiểm soát các ca nhiễm mới nằm ở mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và cộng đồng. Hai bên cần hiểu nhau, trau dồi hiểu biết cho công chúng, giúp người dân đủ khả năng tự bảo vệ mình và cộng đồng. Tuy nhiên, điều này nói thì dễ hơn làm.

"Thực sự rất khó để cân bằng giữa việc tiếp tục giữ mọi người ở nhà nhằm hạn chế lây lan, với các ảnh hưởng tới kinh tế xã hội."

"Một tình thế tiến thoái lưỡng nan, cần sự kiểm soát cẩn thận từng phút mỗi ngày từ chính phủ."

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.